MẬT TÔNG CĂN BẢN
Tác giả: THƯỢNG TỌA THÍCH MINH TRÍ
MẬT TÔNG CĂN BẢN
Tác giả: THƯỢNG TỌA THÍCH MINH TRÍ
Thượng tọa Thích Minh Trí
Sau một thời gian dài tạm dừng giảng vì Covid và nghỉ Tết Nguyên đán, hôm nay chúng ta mới lại có dịp gặp gỡ để chia sẻ Phật pháp. Thời gian vừa qua cũng là dịp để mỗi người chúng ta soi rọi lại chính mình, với người tu hành thì khó khăn hay thuận lợi đều là công án để quán chiếu. Trong bài Pháp hôm nay tôi sẽ chia sẻ tới quý Phật tử về chủ đề “Mật tông căn bản”. Nói tới căn bản, có nghĩa là điều cốt lõi, cơ bản như cây cần phải có gốc rễ, cây mà không có gốc rễ thì cây không thể đâm chồi nảy lộc, ra cành sinh lá để trưởng thành. Trong những điều căn bản đó, niềm tin là một yếu tô’ quan trọng, cho dù quý vị làm bất kể việc gì? Hoặc tu theo pháp môn nào chăng nữa đều không thể thiếu niềm tin, nhưng niềm tin mà không được kiến tạo bởi chính tín, tức là từ sự hiểu biết cơ bản của quý vị, thì công việc khó thành công, tu hành khó đạt được giác ngộ, vì giữa tà và chính, giữa phải và trái, giữa đúng và sai thực sự vô cùng mỏng manh. Bàn về Mật tông căn bản, trước tiên được đề cập tới thế nào gọi là Mật tông:
I. MẬT TÔNG LÀ GÌ?
MẬT TÔNG hay còn gọi là Chân ngôn tông, bí Mật tông, tiếng Phạn là “Mantra”, nghĩa của nó là những lời nói chân thật, chẳng sai chẳng khác với giáo pháp, tất cả âm thanh văn tự đều là “chân như thực tướng” là “Pháp nhĩ thường hằng” pháp môn này lưu xuất từ kim khẩu của đức Đại Nhật (Tỳ Lô Giá Na) do đó, một chữ bao hàm vô lượng nghĩa lý, một lời thôi mà nhiếp trì vô biên công đức, nên còn được gọi là tạng (Đà La Ni). Chân ngôn này là do Pháp thân của Phật tức là Tỳ Lô Giá Na ở cung Kim Cương pháp giới, thuộc cõi Ma Hê Thủ La thiên nói ra, cũng giống như ứng thân của Phật Thích Ca Mâu Ni Như Lai. Khi mối thành đạo bảy ngày đầu trong khi đang thụ pháp lạc “Như Lai Tính Hải quả phận”, vì ngài Kim Cương Tát Đỏa và các Bồ Tát mà nói ra chân ngôn, đây là nguồn gốc của tông Chân ngôn vậy.
Xét về “tông” thì Mật tông trong mười tông phái được thành lập sau khi đức Phật nhập niết bàn, vào khoảng thời gian từ thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ thứ X thì hoàn thành, lúc đầu có 14 tông phái, nhưng sau có những tông hợp nhất lại còn 10 tông phái đó là: Câu Xá tông, Thành Thật tông, Tam Luận tông, Pháp Tướng tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Luật tông, Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông.
Đức Phật Đại Nhật Tỳ Lô Giá Na
(Vairochana budda)
Xét về giáo: theo các nhà nghiên cứu phân làm hai đó là Hiển giáo và Mật giáo. 9 tông trước (cả Tiểu thừa và Đại thừa) thuộc về hiển giáo. “Hiển” là rõ ràng, có thể dùng ngôn ngữ văn tự trình bày diễn đạt được. Hiển giáo là từ ứng hóa thân của đức Phật thuyết Pháp, còn Mật giáo là do Pháp thân của Phật thuyết.
Gọi là Mật thừa: Hiển giáo phân Giáo lý làm ba thừa đó là: Thanh Văn thừa, Bồ Tát thừa và Phật thừa. Mật thừa chính là Phật thừa vậy.
Sao gọi là bí mật?
A. Đây là ngôn ngữ của chư Phật, thuộc đốn ngộ viên lý, chỉ hàng đại căn cơ mới có thể tiếp thọ được giáo Pháp này.
B. Chúng sinh vốn dĩ đều có Phật tính, Như Lai hay Bí Mật tạng, nhưng trong thập giới đều y vào ngôn thuyết để diễn giảng giáo Pháp này, vì thế xã hội đã tự tạo ra ngăn cách giữa tự mình và Phật. Nên không thấy không biết.
C. Ngôn thuyết ẩn tàng bí mật nghĩa. Ngôn ngữ bí mật, còn có nghĩa khác là sâu sắc, nếu y vào văn cú mà giải nghĩa, sẽ làm mất dụng ý của Phật vậy.
D. Nghĩa của pháp thể bí mật, với Mật giáo nếu mà xa lìa sự gia trì của Như Lai thì ngay cả Thập Địa Bồ Tát cũng chẳng thể thấy, nghe được, nữa là hạng phàm phu. Như hiển giáo thì Nhân phận có thể nói ra được (tức giáo nghĩa), nhưng quả Phận (tức sự giác ngộ) lại không thể nói ra được (quả phận bất khả thuyết). Đồng thời trong “yếu pháp Mật tông” của Thích Thông Đức soạn có trích trong kinh Đại Nhật. Như trong kinh Đại Nhật (quyển 1) nói: “tướng chân ngôn đây, ngoài chư Phật không ai nói được, cũng không dạy người khác nói, lại cũng không tùy hỷ, vì sao? Vì các Pháp (Pháp nhĩ như thị). Chư Như Lai xuất hiện hoặc chư Như Lai không xuất hiện thì các Pháp cũng thường trụ (Pháp nhĩ như thị). Chư Phật có nói chân ngôn cũng (Pháp nhĩ như thị)”.
Nói một cách khác, chân ngôn tức lời nói chân thật là chân lý, mà chân lý vốn siêu việt thời gian và không gian, nó là “như thị”. Không do ai sáng tạo ra cả. Đức Phật trải qua quá trình tu luyện mà giác ngộ chân lý này, chân lý là quy luật vận hành của nhân sinh quan, vũ trụ quan.
Ngoài ra, theo Thích Thông Đức (trang 161) cũng đề cập tối Hiển giáo khen ngợi lời thuyết pháp của chư Phật và Bồ Tát, cũng được gọi là chân ngôn, có 5 loại chân ngôn.
+ Do Như Lai nói.
+ Do Bồ Tát và Kim Cương nói.
+ Do Nhị Thừa nói.
+ Do Chư Thiên nói.
+ Do Địa Chư Thiên nói (gồm Rồng, A Tu La, Kim Xí Điểu…).
Ở đây khác nhau về ý nghĩa nông sâu mà thôi (phần sớ của Kinh Đại Nhật). Đặc biệt trong kinh Đại Nhật còn nói: “Như thế nào gọi là giáo Pháp Chân ngôn? Đây chính là chữ A, vì tất cả các Pháp vốn bất sinh vậy”.
Vì thế, tuy rằng giáo pháp của Chân ngôn rất rộng lớn cũng không ra khỏi một chữ A, trở về chữ A môn. Chữ A có đầy đủ 3 nghĩa có là không, hữu và bất sinh.
Trong phẩm “Phổ Thông Chân Ngôn Tạng” của kinh Đại Nhật nói: “Lấy một chữ A Chân ngôn Đại Nhật, toàn bộ nghĩa lý đều ở đây vậy.
Đạo sư Liên Hoa Sinh