MẬT TÔNG CĂN BẢN
Tác giả: THƯỢNG TỌA THÍCH MINH TRÍ
Tiếp phần 1
MẬT TÔNG CĂN BẢN
Tác giả: THƯỢNG TỌA THÍCH MINH TRÍ
Tiếp phần 1
II, TỨ CHỦNG PHÁP THÂN
Với Hiển giáo thì đức Phật có ba thân đó là: ứng thân, Hóa thân và Pháp thân. Nhưng Mật giáo, đức Phật có bốn chủng Pháp thân đó là: Tự tính thân, Thọ dụng thân, Biến hóa thân và Đẳng lưu thân.
a. Sao gọi là Tự tính thân?
Tự tính thân gọi đầy đủ là Tự tính pháp thân, là tự tính của chân như pháp giối, thể của nó biến mất thiết sứ, pháp nhĩ viên mãn, đầy đủ diệu đức của tứ mạn tam mật, thường hằng tuyên thuyết cú pháp chân ngôn, nên gọi là Lý pháp thân (thuộc về thai tạng giới), Trí pháp thân (thuộc về kim cương giới). Gọi là Lý pháp thân vì y vào Lý như như mà thành. Trí pháp thân là y vào trí như như mà thành
b. Thọ dụng thân cũng có hai loại là:
Tự thọ dụng thân và Tha thọ dụng thân. Gọi là tự thọ dụng vì Trí thân tự thọ dụng Pháp lạc (thân này là của đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngay sau khi Đức Phật thành đạo bảy ngày đầu).
Tha thọ dụng thân là hàng Bồ Tát từ Trụ địa tâm trở lên hiện thân thuyết Pháp, sở hiện vô lượng hào quang và tướng hảo vô biên.
c. Biến hóa thân: Cũng giống như ứng hóa thân vậy, giông như đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A Di Đà.
d. Đẳng Lưu Thân: là lấy tâm thệ nguyện Đại bi mà ứng đốì với căn cơ chúng sinh trong cửu giới, hiện ra thân giốhg như từng loại chúng sinh để giáo hóa, thí thiết hóa đạo mà lợi tha.
Trên thực tế Tâm thân hay Tứ thân Phật là do cách trình bày rộng hay hẹp, nông hay sâu mà thôi.
III, ĐẠI NHẬT VÀ THÍCH CA, HAI ĐỨC PHẬT CÙNG MỘT THỂ:
Trong “Trụ tâm phẩm” của kinh Đại Nhật, ngài Kim Cương Thủ Bồ Tát đưa ra chín câu hỏi, hay trong “Bách tự phẩm nghĩa thích” nói: “Pháp tự tại Mâu Ni tức là tên khác của Tỳ Lô Giá Na”. Hay trong kinh Phổ hiền cũng nói: “Thích Ca Mâu Ni, danh Tỳ Lô Giá Na, biến nhất thiết sứ, danh Thường Tịnh Quang” Ma ha Tỳ Lô Giá Na là dịch âm từ tiếng Phạn (Maha Vairocana) dịch nghĩa là Đại Nhật, nên ai mê thì cho rằng có hai đức Phật. Trong quyển 3 của “Kim cương đỉnh kinh số” có nói: “Trong kinh Pháp Hoa cửu viễn thành Phật, đức Phật mà kiĩih này nói tới cũng chính là Phật Tỳ Lô Giá Na, không thể giải thích khác được”, vì thế Tỳ Lô Giá Na và Thích Ca Mâu Ni tên tuy khác nhưng kỳ thực là biểu hiện của nội chứng ngoại dụng vậy.
Như vậy, giao pháp Chân ngôn tông là do Pháp thân của đức Tỳ Lô Giá Na ở cung Kim Cương pháp giới, thuộc cõi Ma Hê Thủ La thiên nói ra. Còn ở cõi Sa Bà này là do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng về Chân ngôn cho ngài Kim Cương Tát Đỏa và chư Bồ Tát khi Ngài đang tự thụ Pháp lạc trong bảy ngày đầu mới thành đạo.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Với hiển giáo, Phật có ba thân là: ứng thân, Hóa thân và Pháp thân, giáo pháp mà đức Phật thuyết ra là từ Ưng thân và Hóa thân, còn Pháp thân thì không thể thuyết pháp.
Nhưng với Mật giáo thì Pháp thân Phật là thuyết pháp được, do đó chú trọng nơi Pháp thân tức Phật Tỳ Lô Giá Na.
Tỳ Lô Giá Na gọi cho đủ là Ma ha Tỳ Lô Giá Na. Ma ha ý nghĩa là “Đại” còn Tỳ Lô Giá Na nghĩa là “Nhật” thường gọi là “Đại Nhật”.
Tỳ Lô Giá Na còn có ý nghĩa là: Quang minh biến chiếu nên dịch là: Đại Biến Chiếu Như Lai, Tôi Cao Hiển Quảng Nhãn Tạng Như Lai, mật hiệu gọi là Biến Chiếu Kim Cương. Như trong đại sớ nói: Tỳ Lô Giá Na là tên khác của Nhật (tức là mặt trời), nó có 3 nghĩa sau:
Ánh sáng mặt trời trừ đi sự tốĩ tăm u ám, trí tuệ của Như Lai như ánh sáng của mặt tròi, ánh sáng quang minh chiếu rọi tới khắp mọi nơi, không có sự khác biệt giữa trong ngoài, ngày hay đêm.
Thành tựu tất cả sự nghiệp, ánh sáng của Như Lai biến chiếu khắp pháp giới, khiến khai mở tất cả những thiện căn của vô lượng chúng sinh, cho đến tất cả những sự nghiệp thù thắng ở trong thế gian và xuất thế gian, không một pháp nào không từ đây mà có thể thành tựu.
Ánh sáng vô sinh diệt, đây chính là ánh sáng hào quang nơi tâm Phật vậy. Tuy rằng ngay trong vô vi phiền não lý luận che chưống mà ánh sáng hào quang không hề giảm. Cứu kính thực tưống tam muộn viên minh hiển lộ ánh sáng hào quang cũng chẳng táng; từ những nhân duyên này mà mặt tròi của thế gian không thể so sánh, ở đây chỉ mượn ánh sáng mặt trời để làm ví dụ mà thôi.
Như trong “Nhân vương hộ quốc niệm tụng nghi quỹ” có nói: “Tỳ Lô Giá Na gọi là biến chiếu, cũng gọi là Đại Nhật. Như mặt trời của thế gian chỉ chiếu sáng được một bên, mà bên kia không thể soi chiếu, chiếu lúc ban ngày mà đêm không thể chiếu, chỉ chiếu được cho một thế giởi (quả đất – cõi sa bà) không thể chiếu cho các thế giớikhác nên chỉ có tên là nhật (mặt trời). Do đó không được gọi là đại nhật. Còn Tỳ Lô Giá Na có tên là Đại Nhật vì, sắc thân và pháp thân phổ biến pháp giới, tất cả mười phương thế giới đều được soi chiếu.
Đức Phật Tỳ Lô Giá Na