MẬT TÔNG CĂN BẢN
Tác giả: THƯỢNG TỌA THÍCH MINH TRÍ
Tiếp phần 2
MẬT TÔNG CĂN BẢN
Tác giả: THƯỢNG TỌA THÍCH MINH TRÍ
Tiếp phần 2
IV. NHỮNG BỘ KINH ĐIỂN QUAN TRỌNG CỦA MẬT TÔNG
Tất cả tông phái, đề phải y cứ vào những bộ kinh, luận cơ bản để lập phái khai tông. Với Mật tông y cứ vào ba bộ kinh quan trọng đó là:
Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì, gọi tắt là kinh Đại Nhật (Thiện Vô úy dịch).
Kinh Kim Cương Đỉnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương (Bất Không dịch) gọi tắt là kinh Kim Cương Đỉnh.
Kinh Tô Tất Địa Yết La Ra (Thiện Vô Úy dịch) gọi tắt là kinh Tô Tất Địa.
Bộ luận căn bản là Bồ Đề Tâm Luận, gọi là Tam Kinh Nhất Luận, ngoài ra còn thêm kinh Gia Đỉnh Luân Vương và kinh Du Ký gọi là Mật giáo ngũ bộ bí điển. Trên thực tế, Mật giáo còn sử dụng rất nhiều những bộ kinh luận sớ khác. Như bộ Bát Nhã, Trung Quán Luận của ngài Long Thọ .v.v… có thể nói kinh, Luận, Só mà Mật tông y cứ tu học rất nhiều, nên lập riêng một tạng (tạng mật) cộng với 3 tạng của hiển giáo nữa thành bôn tạng gồm: Kinh, Luật, Luận, Đà La Ni Tạng.
Bồ Tát Kim Cương Tát Đỏa
IV. TRUYỀN THỪA CỦA MẬT TÔNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi mới thành đạo trong bảy ngày đầu lúc đang tự thụ Pháp lạc, vì ngài Kim Cương Tát Đỏa và các Bồ Tát mà nói ra Chân ngôn. Ngài Kim Cương Tát Đỏa sau khi thụ pháp bèn kết tập thành kinh Đại Nhật và kinh Kim Cương Đỉnh, mỗi bộ kinh có mười vạn bài tụng rồi để vào tháp sắt ở Nam Thiên Trúc. Sau Phật nhập diệt khoảng hơn 600 năm, Bồ Tát Long Thọ đã tới Nam Thiên Trúc đỉnh lễ ngài Kim Cương Tát Đỏa và đón nhận hai bộ đại kinh, sau đó ngài Long Thọ truyền pháp cho ngài Long Trí, ngài Long Trí truyền pháp cho ngài Thiện Vô Úy và Kim Cương Trí.
Đầu đời Đường, hai ngài úy và Kim Cương sang Trung Hoa rộng truyền bí pháp Mật tông, ngài Vô úy truyền cho ngài Nhất Hạnh A Xà Lê. Ngài Nhất Hạnh đã chú sớ kinh Đại Nhật làm cho Mật tông được thịnh hành rực rỡ ở Trung Hoa.
Còn ngài Kim Cương Trí truyền cho ngài Bất Không Tam Tạng. Ngài Bất Không Tam Tạng truyền cho ngài Huệ Quả A Xà Lê.
Ngài Huệ Quả truyền cho ngài Không Hải (tức Hoằng pháp Đại Sư) người Nhật Bản.
Ngài Không Hải trở về Nhật truyền bá Mật pháp và trở thành sơ tổ Mật tông Nhật Bản. Phái này gọi là Đông Mật.
Ngài Kim Cương Trí và Bất Không truyền Kim Cương giới.
Ngài Thiện Vô úy và Nhất Hạnh truyền thai tạng giới.
Dòng thứ hai được truyền vào Tây Tạng do ngài Liên Hoa Sinh Đại Sĩ đem Mật tông từ Ấn Độ truyền vào Tây Tạng khoảng thế kỷ thứ 3 (có tài liệu nói khoảng thế kỷ thứ 5). Sau này hình thành lên hai dòng chính đó là Tạng Mật (Tây Tạng) và Đông Mật (Nhật Bản).
Đại sĩ Liên Hoa Sinh